Tổng Quan Về Tế Bào Gốc

Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đã mang đến nhiều bước tiến mới trong lĩnh vực y khoa. Đặc biệt, những phương pháp chữa bệnh mới được tìm thấy và đạt được hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều chưa nhận thức rõ rệt những hoạt động ứng dụng của tế bào gốc nên vẫn còn tồn tại một số luồng ý kiến trái chiều. Ứng dụng liệu pháp tế bào vào thẩm mỹ và chống lão hoá toàn diện, Dr. Phan Thanh Hào đã luôn không ngừng cố gắng để hiện thực hoá giấc mơ trẻ mãi không già cho hàng triệu phụ nữ Việt.

TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ?

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng phân chia vô hạn trong các tổ chức sống. Khả năng biệt hóa cao của tế bào gốc giúp thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hay tổn thương và tùy theo nguồn gốc mà chúng có thể biệt hóa thành bất kỳ dòng tế bào mong muốn nào phụ thuộc vào điều kiện của môi trường nuôi cấy.

Tế bào gốc với khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác
Tế bào gốc với khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hoặc tổn thương.

PHÂN LOẠI TẾ BÀO GỐC

Trên thực tế có rất nhiều cách để phân loại tế bào gốc, dựa vào vị trí thu nhận, ta có thể phân chia tế bào gốc thành 3 loại như sau:

Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi là tế bào gốc được hình thành sau khi trứng được thụ tinh cho đến giai đoạn nguyên bào phôi (Blastomere), khi hợp tử phân chia thành 4 đến 8 tế bào. Tế bào gốc phôi có khả năng sản sinh vô hạn, chưa tiếp xúc với mầm bệnh hoặc các yếu tố gây hại. Chúng có khả năng trở thành mọi tế bào trong cơ thể, kể cả tế bào nhau thai. 

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng loại tế bào này bị hạn chế vì lý do đạo đức (do việc phá hỏng phôi để lấy tế bào gốc sẽ giết chết phôi vốn có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh).

Các tế bào gốc phôi sử dụng trong nghiên cứu là các tế bào gốc được lấy từ phôi được thụ tinh trong ống nghiệm và được người hiến tặng đồng ý hiến cho mục đích nghiên cứu. (1)

Tế bào gốc nhũ nhi

Tính đến thời điểm hiện tại, trong các loại tế bào gốc thì tế bào gốc nhũ nhi là loại tế bào gốc được thu thập và lưu trữ phổ biến nhất. Tế bào gốc nhũ nhi sẽ được lấy từ nhau thai, dây rốn, máu dây rốn,…

Tế bào gốc nhũ nhi được đánh giá cao vì là loại tế bào gốc rất non trẻ (0 tuổi), có khả năng tăng sinh và biệt hoá tốt.

Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành là tế bào gốc được tìm thấy trong các mô và cơ quan của người trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương, máu ngoại vi, mạch máu, mô mỡ, tủy răng sữa, ruột, tinh hoàn,… Các loại tế bào gốc trưởng thành được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất hiện nay là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. 

Tế bào gốc tăng sinh liên tục từ lúc chúng ta sinh ra cho đến lúc chúng ta già đi
Tế bào gốc tăng sinh liên tục từ lúc chúng ta sinh ra cho đến lúc chúng ta già đi

Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC)

Tế bào gốc vạn năng cảm ứng là tế bào được tạo ra bằng cách biến đổi gen của người trưởng thành. Chẳng hạn như tế bào da, tế bào tủy xương, tế bào gốc máu… sau khi được cấy gen thì đều có thể trở thành tế bào gốc. Khi đó, các tế bào này được gọi chung là tế bào gốc vạn năng cảm ứng.

Các tế bào đa tiềm năng mang đến hứa hẹn tuyệt vời trong lĩnh vực y học tái tạo. Bởi chúng có thể tăng sinh vô hạn, cũng như có thể phát triển thành mọi loại tế bào trong cơ thể (như tế bào thần kinh, tim, tuyến tụy và gan), chúng đóng vai trò là nguồn tế bào duy nhất có thể được sử dụng để thay thế cho các mất mát do tai nạn hoặc bệnh tật. Đây là thành tựu y học hiện đại đạt giải Nobel 2012 của hai nhà khoa học là Shinya Yamanaka (người Nhật) và John Gurdon (người Anh).

TẾ BÀO GỐC CÓ GÌ KHÁC SO VỚI NHỮNG TẾ BÀO BÌNH THƯỜNG?

Đầu tiên, các tế bào bình thường là những tế bào đã biệt hóa, với những đặc điểm và khả năng xác định giúp nó thực hiện được chức năng cụ thể. Ngược lại, tế bào gốc chưa biệt hóa, không giữ chức năng cụ thể trong hoạt động thường ngày của con người mà giống như nguồn dự trữ tế bào; khi có tín hiệu kích thích, chúng sẽ phân chia và biệt hóa thành các tế bào cụ thể để thay thế cho những tế bào bị tổn thương hoặc chết.

Thứ hai, các tế bào gốc có khả năng phân chia cao hơn các tế bào bình thường. Với chức năng dự trữ, thay thế những tế bào chết hay bị tổn thương, tế bào gốc có khả năng tự đổi mới: mỗi tế bào có khả năng phân chia thành hai tế bào, một giống hệt nó và một sẽ biệt hóa thành tế bào có chức năng. Trong khi đó, tế bào bình thường không phân chia (ví dụ tế bào xương, tế bào thần kinh) hoặc phân chia rất giới hạn, thời gian dài, hình thành hai tế bào con giống hệt nhau để thực hiện chức năng.

Thứ ba, mỗi loại tế bào bình thường cư trú ở mô cụ thể, hoạt động thực hiện chức năng nhất định ở mô đó. Ngược lại, một loại tế bào gốc có thể tồn tại tại một hay nhiều mô khác nhau (tế bào gốc trung mô có thể tìm thấy ở mô mỡ, tủy xương, tủy răng,…). Các tế bào gốc thường ở trạng thái nghỉ, không phân chia trong một thời gian dài cho đến khi được kích hoạt bởi một số tín hiệu như chấn thương mô hoặc tình trạng bệnh.

Cuối cùng, tế bào gốc có thể biệt hóa theo con đường bình thường để tạo ra các tế bào đã biệt hóa. Khả năng này phụ thuộc vào tiềm năng của từng loại tế bào gốc, loại có có tiềm năng càng lớn (biệt hóa ra nhiều loại tế bào khác nhau) thì càng nhận được nhiều sự quan tâm và ứng dụng. Ngược lại, tế bào đã biệt hóa không thể quay ngược lại thành tế bào gốc theo con đường tự nhiên.

Tế bào gốc có khả năng tự phân chia và làm mới liên tục mỗi ngày
Tế bào gốc có khả năng tự phân chia và làm mới liên tục mỗi ngày

ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG Y HỌC VÀ THẨM MỸ

Trong Y Học

Trong y học hiện đại, tế bào gốc xem như một cách chữa trị tiềm năng cho hơn 80 loại bệnh như: Parkinson, tiểu đường, chấn thương cột sống, tim mạch, thận và gan, và chúng cũng có thể làm tăng tuổi thọ con người. Thành công đáng chú ý là liệu pháp giác mạc và những tiến bộ mới trong thay thế đảo tuỵ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán rằng đến năm 2025, 30% bệnh nhân trong các cơ sở y tế sẽ nhận liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của tế bào gốc đối với y học trong tương lai.

Tế bào gốc còn được ứng dụng để điều trị, tái tạo và phục hồi chức năng vận động cơ xương khớp, giúp giảm đau trong các đợt tái phát do hậu quả tổn thương gây ra. Bên cạnh đó là sự ức chế quá trình thoái hóa, mất đi của tế bào mô sụn khớp, kích thích tái tạo, tăng sinh collagen, giảm đau kháng viêm, điều hòa miễn dịch, tăng dịch sụn khớp, cải thiện chức năng tự nhiên của cơ thể.

Tế bào gốc và những công dụng tuyệt vời trong y học hiện đại
Tế bào gốc và những công dụng tuyệt vời trong y học hiện đại

Trong Thẩm Mỹ

Đối với người trưởng thành, rơi vào khoảng độ tuổi 20, lượng tế bào gốc trong cơ thể còn khoảng 1 tỷ. Đến tuổi 50 chỉ còn khoảng 300 triệu tế bào. Điều này chứng tỏ, tuổi càng cao thì số lượng tế bào gốc sẽ càng giảm cũng như mất dần khả năng tái tạo, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguyên thủy của các cơ quan.

Do có những đặc tính quan trọng mà tế bào gốc trở thành một liệu pháp đầy hứa hẹn trong việc cung cấp nguồn tế bào trong ngành thẩm mỹ. Khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, chúng sẽ thực hiện khả năng tái tạo thần kỳ dựa trên nguyên lý hoạt động bù đắp sự thiếu hụt đến vị trí các tế bào tổn thương để phục hồi một phần hay hoàn toàn các chức năng bị suy giảm. Khi chúng ta già đi, dấu hiệu của quá trình lão hóa cho thấy lượng tế bào gốc trong cơ thể đang suy kiệt dần. Để ngăn chặn quá trình lão hóa, ứng dụng trong các liệu pháp thẩm mỹ, tế bào gốc được ứng dụng trong điều trị phục hồi nhờ khả năng tăng sinh, tái tạo nhanh chóng như:

  • Thẩm mỹ tế bào: Trẻ hóa da toàn diện, căng da, điều trị sẹo rỗ, điều trị nám…
  • Giảm mỡ: Tác động tầng sâu, loại bỏ mỡ thừa vùng bụng, đùi, cánh tay…
  • Tóc: Điều trị rụng tóc, kích thích và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
  • Trẻ hóa âm đạo: Giảm thâm, làm hồng và se khít âm đạo.
  • Cân bằng nội tiết tố, chống lão hóa toàn diện.

TRẢI NGHIỆM LIỆU PHÁP TẾ BÀO TẠI BỆNH VIỆN THẨM MỸ Á ÂU CỦA DR. PHAN THANH HÀO

Với sự tiên phong về Liệu pháp tế bào được chuyển giao từ thành tựu y học Nhật Bản, Dr. Phan Thanh Hào cùng với các cộng sự đã ứng dụng liệu pháp tế bào trong thẩm mỹ và chống lão hóa.

Tế bào gốc với khả năng nhân sinh liên tục và biệt hóa thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể, là giải pháp tối ưu nhất để con người đương đầu với lão hoá.

Trải nghiệm các dịch vụ Chống lão hóa & Thẩm mỹ bằng Liệu pháp tế bào độc quyền đến từ Nhật Bản
Trải nghiệm các dịch vụ Chống lão hóa & Thẩm mỹ bằng Liệu pháp tế bào độc quyền đến từ Nhật Bản

Bằng việc kết hợp giữa đội ngũ nhân lực và hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, phòng LAB đạt chuẩn GMP-WHO duy nhất tại Việt Nam. Chúng tôi đã và đang trong hành trình kiến tạo nhan sắc toàn diện mà khó có một phương pháp nào có thể sánh được.

DR. PHAN THANH HÀO – BỆNH VIỆN THẨM MỸ Á ÂU

  • Địa chỉ: 32C, Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành, Q1, TP.HCM
  • Website truy cập: www.drhao.vn
  • Hotline: 1900 63 30 30 – 0906 808 864 để được tư vấn ngay hôm nay!

    Để lại thông tin

    Để được tư vấn miễn phí



    (Xin an tâm, chúng tôi tôn trọng sự riêng tư của bạn)